Đit Nhau

Chân đế tháp Bang KengXUÂN TOẢN CHỤP NĂM 2010Th&aacut son tung mtp

【son tung mtp】Tiếng hú giữa màn đêm thung lũng


Tiếng hú giữa màn đêm thung lũng - Ảnh 1.

Chân đế tháp Bang Keng

XUÂN TOẢN CHỤP NĂM 2010

Tháp Bang Keng do người Chăm xây dựng nhưng tên gọi Bang Keng là cách gọi của người J'rai. Nhìn từ bên ngoài, dáng tháp tựa một cái hang; khi đêm xuống, loài chim keng bay về đây trú ẩn nên người dân đặt tên cho tháp là Bang Keng, tiếng J'rai nghĩa là hang của loài chim keng. Khoảng năm 1960, Bang Keng bất ngờ đổ sập, dần dần theo thời gian ngôi tháp cổ trở thành đống đổ nát, hoang tàn, chỉ còn một phần nhỏ nhô lên khỏi mặt đất nhưng khuất lấp dưới um tùm cây cỏ.

Cho đến khoảng cuối thập niên 1970, nơi đây vẫn còn là một vùng khá hoang vắng. Bà con người J'rai sống ở những buôn làng chung quanh hầu như không bước chân đến đó. Người già kể rằng ở gần ngã ba sông có một nơi linh thiêng gọi là yang sang ia- nhà (của) thần Nước. Nhiều đêm không trăng, bầu trời vắng lặng, bỗng nhiên giữa thinh không nổi lên những tiếng hú kéo dài, chuỗi âm thanh rờn rợn lan theo bóng sáng lung linh của những vì sao rồi mất hút trong đêm. Những câu chuyện đầy màu sắc kỳ bí cũng từ đó lan ra khắp vùng khiến cư dân ở đây cảm thấy e ngại, bất an. Khi có ai đó hỏi đường đến Bang Keng, người J'rai thường lúng túng, ngại ngần, rồi bất ngờ bỏ đi mà không nói lời nào.

Tháp Bang Keng được giới nghiên cứu lưu tâm khá muộn, có thể do tháp tọa lạc ở một vị trí không thuận lợi về giao thông, hoặc có thể trong lịch sử đã xảy ra những biến cố nhất định khiến người J'rai ở quanh khu vực này sợ hãi, họ không dám đến đó mà cũng không nhắc gì đến ngôi tháp này với người bên ngoài cộng đồng.

Dấu tích ngôi tháp cổ

Cơ quan chuyên môn lần đầu tiên biết đến khu phế tích Bang Keng vào năm 2006, trong một lần điều tra của Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Năm 2009, di tích được tiếp tục điều tra, khảo sát, và đến năm 2010 Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ - Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiến hành khai quật di tích. Những bí ẩn của một ngôi tháp cổ linh thiêng dần dần được giải mã.

Báo cáo kết quả khai quật cho biết: Khối kiến trúc được xây trên gò cao, diện tích 6,4 x 7,8 m, mặt chính hướng về phía đông (sông Ba), móng sâu 1,8 m, gia cố bằng lớp cát và đá cuội to cỡ nắm tay trước khi xây gạch lên. Đây là một công trình xây dựng hoàn chỉnh, nhưng hiện nay phần trên đã bị sụp đổ hoàn toàn. Hiện vật tìm thấy ở di tích Bang Keng chủ yếu là gạch xây dựng, kích thước khá lớn (trung bình khoảng 38 x 21 x 8 cm) được nung ở nhiệt độ cao, kỹ thuật chế tác thuần thục, đều đặn. Gạch trang trí gồm nhiều loại: bo tròn, bo chân chuông, giật góc vuông, hình tròn dẹt có lỗ ở tâm… Ngói lợp có dạng hình lòng máng bẹt, chất liệu sét pha cát hạt mịn, có hoa văn in những đường song song theo chiều dài tấm ngói. Đặc biệt, đầu ngói ống có dạng hình mặt người (ngói mặt hề) mô tả rất thực các chi tiết như gò má cao, môi dày, mũi cân đối và đầy đặn.

Những đặc điểm trên cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa di tích Bang Keng với các di tích kiến trúc văn hóa Chăm ở duyên hải nam Trung bộ và khu vực nam Tây nguyên. Đặc biệt, chi tiết trang trí ngói mặt hề ở di tích Bang Keng gần giống với các hiện vật tìm thấy ở các di tích: Trà Kiệu (Quảng Nam), Phú Thọ (Quảng Ngãi), Bình Lâm (Bình Định), Thành Hồ (Phú Yên).

Quá trình khảo sát thực địa, đối chiếu với tài liệu chuyên ngành, đồng thời nghiên cứu các loại hình kiến trúc, kỹ thuật xây dựng của di tích Bang Keng đưa đến khẳng định: Bang Keng là tháp Chăm lần đầu tiên được phát hiện tại H.Krông Pa. Cho đến nay, đây cũng chính là di tích Chăm duy nhất còn sót lại có thể nhận biết hình hài, đã được tìm thấy ở vùng Gia Lai, Kon Tum.

TS Nguyễn Thị Kim Vân, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai, cho biết tháp Bang Keng có niên đại vào khoảng thế kỷ 7 - 8, qua đó ghi nhận sự có mặt của người Chăm cổ ở Gia Lai nói riêng, Tây nguyên nói chung, sớm hơn rất nhiều so với các vùng có di tích của người Chăm được phát hiện dọc theo triền sông Ba cho đến nay như tháp Yang Mum, Dran Glai, phế tích nơi cư trú Kuai Kinh tại Ayun Pa, bia đá Chăm ở thôn Tư Lương thuộc xã Tân An, H.Đak Pơ…

Có ý kiến trong giới nghiên cứu cho rằng có thể hai bức phù điêu Phật giáo đã được công nhận là bảo vật quốc gia có cùng niên đại với tháp Bang Keng (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai) có nguồn gốc từ di tích tháp Bang Keng.

Quan sát hiện trạng của tháp, có thể nêu giả thiết rằng ngôi tháp Bang Keng hoang tàn đã từng bị phù sa từ những dòng sông lấp kín một phần; sau đó, khi người Chăm vì một lý do nào đó đã rời bỏ nơi đây, các lớp thực vật đã mọc trùm lên làm mất hẳn dấu vết. Những tiếng hú giữa màn đêm xảy ra vào những năm cuối thế kỷ 20 thực ra chỉ là tín hiệu của những người đặt bẫy thú trong khu rừng bao quanh ngôi tháp cổ. Họ chia nhau đặt bẫy từ chập tối, đến quá nửa đêm thì cất lên tiếng hú gọi nhau bắt đầu thu bẫy để trở về. Điểm hẹn của họ là ở tháp Bang Keng đổ nát khi trời hửng sáng.

Những phát hiện mới nhất tại di tích Bang Keng cùng với những nhận thức ban đầu về các di tích kiến trúc và dấu tích văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho thấy vùng đất này đã từng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của người Chăm và nền văn hóa Chăm trong lịch sử. (còn tiếp)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap